Overblog
Edit post Follow this blog Administration + Create my blog
Bệnh teo não

Bệnh teo não

Chia sẻ kiến thức về bệnh teo não, Điều trị tích cực teo não, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ

Dấu hiệu nhận biết hội chứng sa sút trí tuệ

Hội chứng sa sút trí tuệ có thể gây ra thay đổi tâm trạng và thậm chí thay đổi tính cách và hành vi của một người ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân và  đặt gánh nặng tâm lý cũng như tài chính lên gia đình và người chăm sóc. Vậy sa sút trí tuệ là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày và làm người bệnh “chết mòn”

Sa sút trí tuệ gồm một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức như trí nhớ và lý luận. Chứng sa sút trí tuệ là từ dùng chung cho nhiều tình trạng khác nhau, trong đó bệnh Alzheimer thuộc dạng phổ biến nhất.

=>>> Tìm hiểu thêm: 8 Thói quen gây "teo não" mà mọi người thường hay mắc phải

Dấu hiệu nhận biết sa sút trí tuệ

Mất trí nhớ gần: Là dấu hiệu đầu tiên thường thấy ở người bệnh sa sút trí tuệ. Tình trạng người bệnh thường quên những sự việc vừa mới xảy ra và không nhớ lại được, cũng có thể quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm. 

Rối loạn định hướng: Người bệnh thường lạc đường, không nhớ được cách họ đi đến một nơi chốn cụ thể và quên cách để trở về nhà.

Khó khăn thực hiện các công việc quen thuộc: Lệ thuốc vào sự giúp đỡ của gia đình trong các công việc, sinh hoạt. Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng, người bệnh không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân… 

Rối loạn ngôn ngữ: Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, khó khăn trong việc diễn đạt, rối loạn phát âm như nói lắp, nói khó…

Giảm khả năng tư duy: Người bệnh có thể không nhận ra được các con số hoặc không thực hiện được các phép tính đơn giản. Khả năng điều hành và sắp xếp công việc cũng bị giảm sút, khả năng đánh giá vấn đề suy giảm. 

Thay đổi tính cách: Cùng với tình trạng quên tiến triển nặng, người bệnh thường âu lo, buồn phiền, giận dữ, dễ kích động, nghi ngờ hoặc sợ sệt, mất tự chủ…

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ

- Chế độ dinh dưỡng 

+ Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, hợp lý. Bổ sung đầy đủ các vitamin B12, B6, omega3, folat… trong các bữa ăn, hạn chế chất béo, muối và đường.

+ Không sử dụng các chất kích thức như bỏ thuốc lá hạn chế uống rượu bia…

+ Sắp xếp các bữa ăn và bữa ăn nhẹ trở thành một phần của thói quen hàng ngày và sắp xếp chúng vào một thời điểm cố định trong ngày. Thay vì ba bữa ăn lớn, hãy thử năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hơn.

- Luyện tập thể dục 

+  Thường xuyên luyện tập thể dục mỗi ngày cũng giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa cũng như sa sút trí tuệ.  Những môn tập tốt là đi bộ, aerobic, chạy bộ và đạp xe đạp tại chỗ,  tập yoga, thiền, ngủ đủ giấc

- Chăm sóc chia sẻ với người bệnh 

Người bệnh trở nên nghi ngờ, cáu gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Vì vậy người nhà nên chăm sóc nhẹ nhàng, vỗ về với lời nói ngắn gọn, chậm rãi, rõ ràng. Thường xuyên cho con cháu tới thăm hỏi, nhất là trẻ thơ vì chúng là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho người bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh sa sút trí tuệ, bạn đọc có thể tham khảo và có những biện pháp chủ động phòng tránh. Nếu có bất kỳ những dấu hiệu kể trên người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám và có những lời khuyên tốt nhất.

Nguồn: http://teonao.over-blog.com/

Share this post

Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:

Comment on this post